Nghi thức làm phép Lăng và giỗ ông bà 02 – 02

Thân thế sự nghiệp ông Kim Văn Luân

Ông Kim Văn Luân sinh năm 1909 thường gọi là ông Chánh Luân, ông sinh tại quê Hai Giáp trú quán quê vợ tại xã Phúc Hải xã Hải Phong
Mô tả: Người vừa tầm, mắt sáng, trán cao, hoạt bát … biết nghề mộc và buôn bán hàng chũ (gỗ). Ông được Hội đồng Huynh thứ dành cho chức Chánh của làng Phúc Hải từ những năm 1940.
Người vợ trước của ông là bà Hoàng Thị con gái ông Tiên chỉ Trần Văn Ý làng Phúc Hải. Bà cùng với ông sinh được một người con gái rồi qua đời lúc 23 tuổi là năm 1934.
Sau đó ông tục huyền với bà Trịnh Thị Mít là con gái cụ Chánh Hương Hội xã Phú Quý Lý Trịnh Phạm Tín. Bà Trịnh Thị Mít trước đó đã kết hôn với ông Phạm Văn Chiên người cùng xã và có 01 người con trai. Ông Phạm Văn Chiên qua đời lúc 21 tuổi, bà Mít 19 tuổi.
Ông và hai bà đã có 9 người con 2 trai 7 gái:
1/ Bà Kim Thị Tiên sinh năm 1932, lấy chồng là ông Phạm Văn Phong (tức là ông Thân), người cùng làng di cư vào Nam năm 1954, hiện ở Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, ông Thân qua đời năm 2011 thọ 80 tuổi.
2/ Ông Phạm Hồng Phiên sinh năm 1933 ở làng Giáp Quý xã Hải Ninh
3/ Bà Kim Thị Phú sinh năm 1942 lấy chồng ở làng Ninh Mỹ xã Hải Giang là ông Hiển
4/ Bà Kim Thị Lý năm 1944 lấy chồng ở làng Giáp Quý xã Hải Ninh.là ông Định
5/ Bà Kim Thị Hậu tên chồng là ông Chinh
6/ Bà Kim Thị Đào tên chồng là ông Quý
7/ Kim Văn Mỗ – mất sớm
8/ Kim Thị Nguyệt tên chồng là ông Tình
9/ Bà Kim Thị Hoa chồng là ông Khải
SỰ NGHIỆP:
1/ Ông làm nghề thợ mộc và buôn bán gỗ thuộc diện kinh doanh khá lớn và thành công tại khu vực,
2/ Ông bà đã xây dựng được ngôi nhà biệt thự theo kiến trúc Pháp 2 tầng mái bằng (khoảng vào năm 1950), sau bị giặc Pháp-Ngụy chiếm làm bốt Cầu Đen, đuổi cả nhà xuống thuyền đinh sinh sống
3/ Ông bà có 01 thuyền đinh là phương tiện buôn bán của gia đình. Thuyền đinh khi đó là loại thuyền lớn vận tải hàng trăm tấn chạy trên sông lớn và trên biển, thuyền được chạy bằng nhiều cánh buồm nhờ sức gió, có những người phu chuyên chèo thuyền và điều khiển thuyền khi đó hàng hóa vận tải bằng đường sông là chủ yếu. Nhiều thuyền đinh khi đó có cả gia đình sinh hoạt dài ngày trên thuyền.
4/ Bốt Cầu đen là nhà của ông bà bị quân Pháp chiếm và bị phá hủy hoàn toàn thành đống gạch vụn khi quân ta quân Pháp đánh nhau, quân Pháp thua, ông bà và gia đình trở về thu dọn và sau này xây dựng lại thành nhà xây 5 gian.
5/ Khi cải cách ruộng đất năm 1954 ông bà bị quy là thành phần (địa chủ, cường hào) bị tịch thu toàn bộ tài sản, ông bà và gia đình lại lần nữa bị mất trắng tay.
6/ Trong khó khăn đó ông bà đã động viên các con chăm chỉ chịu khó đi câu cáy, mò cua bắt ốc bán kiếm tiền nuôi nhau và tích lũy cho gia đình …
7/ Nhờ ý chí vững vàng và sự sáng suốt của ông, sự chịu thương chịu khó của bà, và sự giáo dục nghiêm túc của ông bà với các con, sau một thời gian không lâu kinh tế gia đình ông bà lại phục hồi trở lại với nghề chính là hàng chũ (gỗ).
BÀI HỌC TỪ SỰ NGHIỆP CỦA ÔNG BÀ
1. Ông là người dám nghĩ dám làm, làm việc mà người bình thường không dám làm – Kinh doanh hàng chũ (gỗ) kinh doanh khá lớn trong khu vực. Kết quả ông bà đã có nhà 2 tầng ngay trong những năm 1950 như những biệt thự thời Pháp mà ta vẫn thấy tại một số phố ở Hà Nội, hình ảnh ngôi biệt thự đó được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử cách mạng huyện Hải Hậu, biệt thự đó Pháp chiếm của ông bà để làm bốt Cầu Đen.
2. Ông bà chăm nuôi con chu đáo và dạy con rất nghiêm khắc, không cưng chiều “lá ngọc cành vàng” như nhiều gia đình giàu có thời đó thường chăm con. Các con của ông ông bà ai cũng biết việc của thợ mộc và các việc của nhà nông.
3. Ông bà đã xây dựng gia đình thành gia đình rất mộ Đạo, tuyệt đối với đức tin với Thiên Chúa, ông bà là mẫu mực và giáo dục các con luôn người yêu thương giúp đỡ nhau và trách nhiệm với nhau, trách nhiệm với xóm làng với cộng đồng rất thuần thiện.
4. Gia đình có nhiều đóng góp tích cực về công của với Cộng đoàn Công giáo.
5. Ông là người rất thông minh và nhạy bén, tiêu chí lấy vợ để xây dựng gia đình của ông là: “Lấy vợ xem Tông, lấy chồng xem Giống”. Ông đã 2 lần chọn hai bà đều trong các gia đình danh giá có thế lực trong làng xã tổng, chính vì thế ông đã giỏi lại tạo được thân thế thuận lợi cho công việc làm ăn kinh doanh… Người vợ trong gia đình có giáo dục tốt sẽ biết quản lý gia đình và nuôi dạy con tốt, giúp cho chồng thành công….
dưới đây là 1 số hình ảnh

5/5 - (1 bình chọn)

Post Comment