Châu Sơn Mảnh đất ân tình ( lớp giáo lý hôn nhân K19 -giáo xứ Thái Hà )

TTK19.  Ngày 19/02/2012 Anh chị em lớp giáo lý hôn nhân tại giáo xứ thái hà khóa 19  với sự dẫn dắt của thầy phó tế Vinhsơn Vũ Văn Bằng và các anh chị trong ban quản lý lớp  đã tổ chức 1 chuyến đi hành hương kết hợp dã ngoại . Đay là 1 phần trong lịch học của anh chị em lớp giáo lý  gúp các anh chị  trong các tổ gắn kết và hiểu nhau hơn.Xuất phát từ Thái Hà lúc 5h30 giờ sáng và có mặt ở Đan Viện Châu Sơn lúc 8h30 sáng, đến Châu Sơn mỗi người trong chúng tôi đều cảm nhận được một bầu khí tĩnh lặng, linh thiêng của vùng đất cầu nguyện nhưng các Cha các Thầy ở đây không chỉ có mỗi cầu nguyện mà còn có cả lao động hăng say,  các Cha, các Thầy trong nhà Dòng đã đổ biết bao mồ hôi, công sức và có khi cả máu nữa mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay. Cha Bề Trên có nói với chúng tôi “Các Cha các Thầy trong nhà Dòng đã phải chiến đấu liên tục cả với thế lực quan quyền trần thế và cả thế lực bóng tối tay chân của Satan qua các giờ kinh, các giờ nguyện ngắm và cả trong lao động nữa”. Mỗi ngày các Cha các Thầy ở đây lên nhà thờ 5 lần và thay mặt Giáo Hội đọc 7 giờ kinh Phụng Vụ để Cầu Nguyện cho hòa bình thế giới, cho công lý được thực thi và cho những người xa rời tình thương của Thiên Chúa, đang trên con đường tội lỗi được ăn sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa là Cha nhân từ.
Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn –Nho Quan – Ninh Bình là một Đan viện chuyên về chiêm niệm, xuất thân từ đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn (Đan viện Mẹ Phước Sơn do Linh mục thừa sai Henri–Denis Biển Đức Thuận (1880 – 1933) sáng lập từ năm 1918 tại Phước Sơn – Quảng Trị – thuộc Giáo phận Huế).
Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868 – 1949) là người đã ngỏ ý mời các đan sĩ Phước Sơn ra lập Dòng trong Địa phận Phát Diệm. Đức Cha là vị Giám mục Việt Nam đầu tiên nhận quyền cai quản Giáo phận Phát Diệm. Ý thức được trách nhiệm của một vị chủ chăn, Đức Cha đã đề nghị cha Bề trên Dòng Phước Sơn – Quảng Trị ( lúc bấy giờ là Linh mục Bênađô Mendiboure – Cố Nhơn) ra lập nhà mới trong Giáo phận Phát Diệm để “nên như cây thu lôi thiêng liêng, cùng với nhà Dòng kín bênh đỡ giáo phận bằng lời cầu nguyện và sự hãm mình”.

trước khi lên đường anh em chúng con đã có  1 giờ cầu nguyện hết sức sốt sắng bên mẹ nữ vương công lý  xin mẹ ban cho chúng con được muôn ơn lành
Nhưng rồi, rất nhanh chóng, sự ngạc nhiên lẫn thích thú lấn át cảm giác u tịch, lặng lẽ ban đầu khi nhà thờ sừng sững hiện ra trước mặt. Thánh đường xây bằng gạch mộc, trải bao năm tháng càng được nước thời gian làm tăng thêm vẻ mộc mạc mà cổ kính. Từng viên gạch, từng góc tường, từng đường nét đều toát lên một sức hút lạ kì. Đây cũng là nét độc đáo hiếm Thánh đường nào có.

Trái với vẻ thô mộc bề ngoài, nhà thờ Châu Sơn có một ngôi thánh đường khá rộng lớn và lộng lẫy. Những hàng ghế nâu bóng nằm im lìm trong ánh sáng mờ nhạt có mấy Đan sỹ đang cầu nguyện sốt sắng. Trên điện cao là hình chúa Giê Su cùng các Thánh trang nghiêm, cung kính. Giữa cái tĩnh lặng vô biên của thánh đường, tiếng chim gù từ xa vọng lại mang đến một cảm giác thật lạ lùng, xa xăm như cổ tích. Tôi se lòng lại thổn thức trước những kiến trúc đẹp thì ít mà vì trong lòng tôi đang giằng xé biết bao cảm xúc khôn tả

khi vừa bước vào ngôi thánh đường Lộng lẫy đó chúng tôi bắt gặp 1 bóng dáng thân quen đi từ trong ra đón chúng tôi như những người con đi xa trở về . Dáng đi chắc nịch và khỏe mạnh, nét mặt vui vẻ và bình an, phấn khởi.  .thật là xức động  chúng tôi đã được gặp ngài . Châu Sơn chính là nơi an bình và là nơi tiếp thêm nguồn sinh lực cho Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt để Ngài đủ sức trải qua cuộc “ khổ nạn” của chính Ngài và để lãnh đạo giáo dân vượt qua những đau thương khi Ngài còn là Tổng Giám Mục Hà Nội.

 

 

 

Lớp chúng ta chọn nơi đây không phải để nghỉ ngơi, để vui chơi, để giải trí nhưng chính chúng ta đang cần nơi đây để tìm lại chính mình, tìm kiếm Thiên Chúa và xác định mục đích của cuộc đời mỗi chúng ta. Chính nơi đây chúng ta mới có thể tìm được những giá trị đích thực, giá trị vĩnh cửu cho cuộc đời chúng ta chứ không phải nơi thành phố nhộn nhịp, nơi giảng đường hay là ở nơi quyền lực, địa vị, tiền của…

“Chỉ có một điều cần thiết mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và không bị lấy đi” (Lc 10, 42). Chính những con người nơi Đan viện này đã hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả để chọn phần tốt nhất cho mình. Nhưng trái lại những cái họ hy sinh, từ bỏ thì lại là những cái mà hầu như mỗi con người hôm nay đang tìm kiếm, đang tranh dành dù có phải đánh đổi tất cả, kể cả đạo đức và nhân phẩm.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã chọn phần tốt nhất cho mình chưa? Những gì chúng ta tìm kiếm được và sẽ kiếm tìm một ngày nào đó có bị lấy đi không? Sau 1 ngày tĩnh tâm, có lẽ phần nào đó có thể giúp ta trả lời được những câu hỏi trên và cũng qua đó chúng ta củng cố được tinh thần, tăng thêm Thần Khí để lên đường kiếm tìm và chọn lựa những giá trị đích thực và vĩnh cửu cho cuộc sống mình.

Cầu chúc cho tất cả mọi người sau những ngày tĩnh tâm tại Đan viện Châu Sơn sẽ tìm lại được chính mình, kiếm tìm được Thiên Chúa và chọn được phần tốt nhất mà không bao giờ bị lấy đi. Mỗi chúng ta hãy là một “đan sĩ” nơi chốn thành đô, nơi giảng đường, nơi ta đang sống để luôn tìm kiếm cái cùng đích của đời mình đó chính là Thiên Chúa, nơi Ngài sẽ có tất cả và không ai lấy được.

Kiếm tìm và kết hợp với Thiên Chúa là phần tốt nhất, bền vững nhất và vĩnh cửu nhất. Để qua đó chính mỗi chúng ta “trở nên tấm bánh bẻ ra cho muôn người”. Chính cuộc sống chúng ta sẽ làm chứng cho Chúa ở chung quanh ta và thế giới này, một thế giới đầy tội lỗi, bất công, một thế giới đang đưa con người đến nơi đắm chìm trong tội lỗi và dẫn đến diệt vong. Chính Thần Khí Ngài sẽ sống trong ta, hướng dẫn ta. Từ đó, chúng ta có thể dõng dạc nói lên như Thánh Phaolo rằng:“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Rate this post

Post Comment